Skip to main content

TIN TỨC

SNA ĐỒNG HÀNH CÙNG BÁO TUỔI TRẺ TRONG TỌA ĐÀM “DU HỌC TẠI CHỖ - TẠI SAO KHÔNG?”

20/07/2018

“Xét về phương diện kinh tế, đi du học cũng là một hình thức nhập khẩu dịch vụ mang lại lợi ích to lớn là nguồn lao động chất lượng cao. Do vậy, chúng ta hãy đừng hỏi vì sao nhà nhà cho con đi du học, mà hãy bàn câu chuyện làm thế nào để mang môi trường học tập quốc tế về cho những người không có điều kiện đi nước ngoài.” – TS. Trần Vinh Dự - Chuyên gia Giáo dục chia sẻ tại Tọa đàm “Du học tại chỗ - Tại sao không?” do báo Tuổi Trẻ tổ vừa chức ngày 19-7-2018.

Tham gia buổi tọa đàm gồm có đại diện Bộ Giáo dục & Đào tạo, các chuyên gia giáo dục trong nước và đại diện của các trường Phổ thông, Đại học quốc tế tại Việt Nam. Đặc biệt, hệ thống giáo dục của Tập đoàn Nguyễn Hoàng (NHG) đã có sự góp mặt của Trường quốc tế Bắc Mỹ (SNA) với đại diện là TS.David Burpee – Hiệu trưởng và Bà Phạm Thị Ái Vân – phụ huynh nhà trường. Chương trình đã diễn ra sôi nổi với 2 nội dung chính, đó là: Đánh giá về tình hình du học hiện nay và Làm sao để phát triển du học tại chỗ?

Participants included representatives of the MOET, education experts and representatives of international schools and universities.
Khách tham dự gồm đại diện Bộ GD&ĐT, các chuyên gia giáo dục và đại diện của các trường quốc tế cùng chụp ảnh lưu niệm trước buổi tọa đàm.

 

Du học nước ngoài hay tại chỗ?!

Theo thống kê sơ bộ, hiện nay có khoảng gần 200 ngàn học sinh – sinh viên Việt Nam đang du học ở nước ngoài, tập trung cao nhất là ở Mỹ, Úc, Canada; trong khi đó, số lượng trường quốc tế ở Việt Nam cũng không hề khan hiếm (khoảng 35 trường).

Câu hỏi đặt ra là tại sao phụ huynh lại chấp nhận hy sinh và đánh đổi nhiều thứ để con đi du học nước ngoài hơn là cho con học trong nước tại các trường quốc tế có chất lượng tương đương?! Với tâm lý của một phụ huynh vừa có con đi du học nước ngoài, vừa có con đang học tại trường quốc tế trong nước, chị Ái Vân lý giải: “Giống như khi mình chỉ được mua 1 trong 2 chiếc bánh ở trước mặt, mà mình lại chưa ăn 2 loại đó bao giờ, thì sự lựa chọn của mình sẽ dựa trên việc nhìn thấy cái bánh nào trông ngon mắt, hấp dẫn hơn”. 

Ms. Pham Thi Ai Van – SNA parents joined to share her thought in the Conference.
Chị Phạm Thị Ái Vân – phụ huynh trường SNA tham gia chia sẻ quan điểm trong buổi tọa đàm.

 

Thật vậy, tất cả phụ huynh đều chỉ thấy học ở nước ngoài thì khả năng tiếng Anh của con sẽ tốt hơn; con được học chương trình đào tạo quốc tế, lấy bằng quốc tế; quan trọng hơn nữa là con sẽ được trang bị kỹ năng sinh sống và làm việc toàn cầu.

Tuy nhiên, những mặt trái của câu chuyện này thì ít người đề cập đến như: xa gia đình dễ bị sang chấn tâm lý, trầm cảm, mất tự tin, thiếu sự am hiểu thị trường và tâm lý người tiêu dùng nội địa khi quay về nước làm việc… Như vậy, dù đã tốn một chi phí rất lớn và nhiều thời gian, công sức học tập, không có gì đảm bảo các em sẽ đạt được kết quả mong muốn.

Qua những phân tích trên, du học tại chỗ - vừa được tiếp cận với nền giáo dục quốc tế; gần gũi với gia đình, bạn bè; vừa có điều kiện ứng dụng lý thuyết vào thực tiễn – mới là một giải pháp toàn diện.

Các trường quốc tế cần tạo thêm sức hút

Như câu chuyện “chọn bánh” ở trên cho thấy, các trường trung học, đại học của Việt Nam ít chú trọng vào truyền thông và xây dựng “thương hiệu” nhà trường. Phụ huynh – học sinh không hiểu rõ mô hình học tập, chương trình đào tạo của trường như thế nào để có thể cân nhắc các sự lựa chọn. Thậm chí, thành tích của những học sinh tài giỏi gặt hái nhiều thành công, giải thưởng danh giá của các trường quốc tế tại Việt Nam cũng không được nhiều người biết đến.

Do đó, tuy đã mang về được môi trường học tập quốc tế, các nhà giáo dục còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động truyền thông để chứng minh được chất lượng đào tạo của mình và không ngừng gây dựng lòng tin nơi phụ huynh – học sinh.

Truong Hoang Thao Nhi, Hoang Khanh Vi and Tran Nguyen Bao Phuong (from left to right) is working on a project in Art class at SNA.
Trương Hoàng Thảo Nhi, Hoàng Khánh Vi và Trần Nguyễn Bảo Phương (từ trái qua) đang thực hiện dự án nghệ thuật trong giờ học Art tại trường quốc tế SNA.

 

Đồng tình với quan điểm này, ông Phạm Quang Hưng – Cục trưởng Cục Hợp tác quốc tế, Bộ GD&ĐT đã chia sẻ một số chủ trương và hoạt động của Bộ nhằm kiểm định chất lượng của các trường quốc tế tại Việt Nam và trao quyền tự chủ cho nhà trường trong mọi mặt, từ công tác tuyển sinh, truyền thông, đến quyết định những chuyên ngành đào tạo.

Từ đó, nhà trường sẽ phải tích cực hơn cho các hoạt động của mình: tăng cường liên kết, hợp tác quốc tế; đẩy mạnh chất lượng chuyên môn để lấy được những chứng chỉ, kiểm định tiêu chuẩn quốc tế. Khi thực hiện được điều này, môi trường giáo dục trong nước sẽ không chỉ thu hút được học sinh – sinh viên Việt Nam, mà còn hấp dẫn với học sinh – sinh viên trong khu vực và quốc tế.

“Học ở trường quốc tế trong nước không chỉ là bước đệm vững chắc cho học sinh theo đuổi kiến thức ở những trường Đại học danh giá trên thế giới, mà còn là điều kiện tốt để các em phát triển khả năng ngoại ngữ, kỹ năng sống độc lập và tư duy toàn cầu. Có được những điều này, dù tốt nghiệp Đại học trong nước, học sinh – sinh viên vẫn có đủ kiến thức và năng lực để tìm kiếm cơ hội nghề nghiệp ở bất kỳ đâu trên thế giới.” – TS. David Burpee - Hiệu trưởng SNA nhấn mạnh.

Dr. David Burpee – SNA Principal spoke in the Conference.
Ông David Burpee – Hiệu trưởng trường SNA phát biểu trong buổi tọa đàm.

 

Khép lại buổi tọa đàm, ông Phạm Quang Hưng đã khẳng định mục tiêu cao nhất của phụ huynh khi lựa chọn trường học cho con em mình chính là những trải nghiệm giáo dục tốt đẹp mà nhà trường mang lại. Học ở nước ngoài hay trong nước đều có những ưu, nhược điểm, quan trọng là các em học được gì và sẽ làm được gì trong tương lai.

 

BAN TRUYỀN THÔNG & THƯƠNG HIỆU